Xưa vào năm 1985, có một tổ chức tên là PMRC (Parent’s Music Resource Center) được thành lập bởi 4 người phụ nữ đứng đầu là Tipper Gore, vợ của thượng nghị sĩ và sau này là phó tổng thống Mỹ Al Gore (mấy chị đó còn hay được pà kon gọi là “các mẹ ở Washington") Tổ chức này, với quan điểm là âm nhạc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và rộng khắp tới trẻ em với lời lẽ nói đến chất kích thích, tự tử, hấp diêm, bạo dâm, và nhiều thứ khác nữa, đã yêu cầu RIAA (Recording Industry Association of America) phải dán một loại nhãn lên đĩa nhạc để phân biệt nếu đĩa đó “không phù hợp thuần phong mỹ tục”.
Thế rồi một phiên điều trần trước quốc hội Mỹ (vâng, quốc hội)đã được sắp xếp, và ở bên kia chiến tuyến của nhóm PMRC là Frank Zappa, Dee Snider, và cụ già hát nhạc đồng quê John Denver(!) Khoan nói về Frank Zappa và John Denver, cảnh tượng ở tòa với một bên là các phu nhân quan chức ăn vận đoan trang, và một bên là anh Dee Snider tóc xù, jean rách, boots cao cổ, và không quên đánh mắt đen ngòm như sắp lên sân khấu, hẳn là có một không hai. Twisted Sisters khi đó cùng với 8 ban nhạc Metal khác đã bị đưa vào trong một danh sách đen gọi là “The Filthy Fifteen”, được “các mẹ ở Washington” đưa ra trước quốc hội như là bằng chứng có thể hủy hoại mọi thứ từ tâm hồn trẻ nhỏ cho đến nền dân chủ của chú Sam.
Cái mà các mẹ quên mất ở mấy anh chàng son phấn và mặc tất lưới kia: họ đã quá quen với việc suốt ngày là mục tiêu ném đá của của những người phản đối, cũng như là cái gai trong mắt các tổ chức tôn giáo ở khắp nơi họ diễn show. Đặt thêm 4 quý bà vào nhóm đó thì áp lực cũng đâu có tăng thêm tí ti ông cụ nào. Còn một điều mà họ hoàn toàn không ngờ tới: Dee Snider là một trong những bậc thầy về ngôn ngữ (chứ sao mà anh có thể viết ra nhiều lời thế). Khi Dee xuất hiện ở phiên điều trần trong bộ dạng như vậy, có thể tưởng tượng ra cảnh các mẹ đã xoa tay hoan hỉ và cười trong bụng khi thấy có một thằng ngốc ăn mặc rách rưới đến cãi nhau với “mấy chị”. Và rồi tình thế đột nhiên xoay chiều khi tay rách rưới đó rút trong túi ra một cái sớ được gập như bánh chưng, với chuẩn bị kỹ càng, và đâm toạc tất cả những lời cáo buộc theo một cách không thể sắc gọn hơn. Chẳng hạn như khi nghe cáo buộc về bài “Under the blade” có nội dung về bạo dâm, Dee Snider giải thích đấy là anh viết về tay guitar của anh đi mổ amidan. Bí quá, tòa cáo buộc Dee Snider là lời lẽ bài đó chả có chữ nào là mổ với bệnh viện cả, mà chỉ tạo ra sự tưởng tượng về bạo dâm thì Dee đập lại ngay rằng “chị Gore ạ, chị suốt ngày nghĩ đến bạo dâm nên thì chị nghe nhạc tôi mới thấy sướng như được bạo dâm. Nhạc tôi hay vậy đó, nó quá giàu hình ảnh để bất cứ ai cũng có thể tưởng tượng ra cái mình muốn. Có người tượng tượng ra việc đi mổ họng, họ sẽ cảm thấy như là đang mổ họng”. Dee Snider tung ra cú đấm cuối cùng khi anh đồ rằng bản bà Gore có ‘dirty mind’ và anh chẳng làm gì được với chuyện đó. Và tưởng tượng xem chồng bà - Al Gore - cũng ngồi trong phiên đó chắc phải có vài thằng giữ không thì cũng sẵn sàng nhảy đến đấm cho thằng tóc xù một trận. Dee thản nhiên kết luận “We not gonna take it” là bạo lực ư? Không thể bạo lực hơn Bản tuyên ngôn độc lập nước Mỹ. Nhưng nhớ nhé, chuyện này chỉ có thể xảy ra ở Mỹ. Xin đừng bắt chước.
Mặc dù vậy thì không đợi phán quyết của tòa án, vào ngày 1 tháng 11 năm 1985, RIAA đã chấp thuận việc đặt nhãn "Parental Advisory" lên đĩa để phân biệt. Mặc dù vậy, cái nhãn chỉ ghi chung chung và không hề có ý định phân loại nội dung như ý tưởng của chị Gore. Có một chi tiết không liên quan là ở một đất nước mà việc quay phim porn là hợp pháp với người 16 tuổi (miễn là 2 người đó giao cấu và có một người thứ 3 đảm bảo là việc đó đã được ghi hình lại - trong khi 21 tuổi mới được uống rượu bia), thì mãi đến năm 2011 ngành công nghiệp porn mới dán cái nhãn P.A. này lên phim của họ. Vậy là con chị Gore chắc không xem porn. Hoặc xem porn không hại bằng headbang. Sao cũng được.
Lan man quá, hôm nay nhân dịp kỷ niệm ngày RIAA nghĩ ra cái nhãn P.A., chúng ta hãy cũng điểm lại list những bài hát được PMRC đưa ra tòa dưới nhãn “The filthy fifteen”, xem thực sự các anh em hồi đó đã làm gì mà mấy mẹ làm ghê thế nhé. Tôi sẽ không bình luận xem ý nghĩa của lời lẽ nó thực sự tục là thế nào, cơ mà tôi thấy đó đều là những track tuyệt hay. Xem nhé:
1 “Darling Nikki” của Prince trong đĩa “Purple Rain”. Cáo buộc: lời lẽ dâm ô. Bài này thì em lạy anh Prince rồi. Video clip của anh cũng có đoạn mấy người đến nghe anh hát và rên rỉ thấy phản cảm quá bỏ về.
2 “Sugar Walls”, single của Sheena Easton. Cáo buộc: nói đến bím. Tôi thật chứ, cái đó đâu có gì xấu xa, mà nghe chữ “sugar walls” nó mới ngọt ngào làm sao. Có gì sai nhỉ? “You are such a cunt, ms Gore”.
3 “Eat Me Alive” của Judas Priest’s trong đĩa “Defenders of the Faith.” Cáo buộc: lời lẽ có nhắc đến bạo dâm.
Halford sau này có chia sẻ “Nói bài đó có liên quan bạo dâm, chúng tôi ok. PMRC nói chúng tôi định hướng xấu giới trẻ, chúng tôi cũng ok. Nhưng nói rằng mấy thằng cha JP sẽ giết con chúng ta thì xin lỗi, bà đi hơi quá rồi. Thế là sau đó chúng tôi viết 'Parental Guidance' and 'Private Property' trong đĩa “Turbo”, mặc dù Priest không phải kiểu band hát những thứ như vậy. Họ ép chúng tôi phải làm vậy bởi vậy chúng tôi muốn nói thay giới trẻ rằng 'You say I waste my life away/but I live it to the full/Why don’t you get into the things we do today/You could lose twenty years right away'. Chúng tôi sẽ luôn đứng về phía giới trẻ”. Và cá nhân tôi rất thích “Parental Guidance”.
Judas Priest liên tục gặt hái thành công như là một cây đa cây đề của thập kỷ 80 với các album tuyệt đỉnh liên tiếp như British Steel, Veagance, và Defenders of Faith. “Eat Me Alive” của là bài ưa thích trong các setlist diễn live của JP.
4 “Strap On Robbie Baby” của Vanity trong đĩa “Wild Animal”. Cáo buộc: lời lẽ mơn trớn quá mức. Ờ thì bài này cũng mơn trớn thiệt khi cô này đòi trói anh bạn trai Robbie vào để anh không thể cưỡng lại được cô. Đệ của Prince mà. Xin mời xem lại số 1.
5 “Bastard” của Mötley Crüe trong đĩa “Shout at the Devil” Cáo buộc: lạm dụng ngôn ngữ kích động bạo lực và người lớn.
Nghĩ xem, với các band đến từ LA, nơi mà Sunset Boulevard lúc nào cũng nhồi chặt hàng ngàn người (và ngợm) với đủ kiểu dáng hình hài trên hành tinh, thì có lẽ “gây chú ý” luôn là tôn chỉ, và “thi xem ai làm trò lố hơn” luôn là trò chơi được ưa thích nhất. Để ý mà xem, glam rock cũng là từ LA. Vui mà. Có ai không thích đến LA đâu.
6 “Let Me Put My Love Into You” của AC/DC trong đĩa “Back in Black.” Cáo buộc: lời bài hát gợi ý những chuyện tục tĩu. Một trong những đĩa nhạc bán chạy nhất mọi thời đại, được ghi âm với sức mạnh được tiếp thêm từ linh hồn của Bonn Scott còn đang bay vất vưởng đâu đây, với các track đều đi vào lịch sử âm nhạc. Cáo buộc vậy… chắc không?
7 “We’re Not Gonna Take It” của Twisted Sister trong đĩa “Stay Hungry.” Lý do: lời lẽ kích động bạo lực. Tôi đề nghị các bạn đang lê lết đọc đến đây mà chưa nghe “Stay hungry” thì không cần đọc nữa và đi kiếm đĩa ngay lập tức. Con gái tôi, giờ đang 5 tuổi, không thể dứt ra khỏi Twisted Sisters vì nhạc các chú quá vui, nhất là video “We’re not gonna take it”.
8 “Dress You Up” của Madonna trong đĩa “Like a Virgin.” Cáo buộc: Khiêu dâm. Madonna là Rihanna từ khi Rihanna còn chưa sinh ra. Xin không có ý kiến.
9 “Animal (Fuck Like a Beast)” của W.A.S.P.(single) Cáo buộc: ngôn ngữ người lớn và trần tục không giấu diếm. Nhóm nhạc shock rock đến từ L.A (lại LA), với cái tên là chữ viết tắt của "we are sexual perverts" và hát Fuck like a beast. Tự đánh giá đi.
10 “High ‘n’ Dry (Saturday Night)” của Def Leppard trong album cùng tên. Cáo buộc: bài hát kể cặn kẽ về phê thuốc. Tôi không nghĩ nhạc của Def Leppard có thể làm hại được ai á.
11 “Into the Coven” của Mercyful Fate trong đĩa đầu tay “Melissa”. Cáo buộc: truyền bá tà giáo. Nói chứ, mấy anh đến từ Bắc Âu vẽ mặt nhìn nguy hiểm vãi, những thật ra lại là những người dễ thương nhất. Không tin hỏi Alice Cooper mà xem.
12 “Trashed” của Black Sabbath trong đĩa “Born Again.” Cáo buộc giống như High ‘n’ Dry của Def Leppard.
Đây nhất định là sự sắp đặt. Với ban nhạc chuyên báng bổ thánh thần và chọc tức nhà thờ như Black Sabbath, không thể có một danh sách đen mà không có họ được. Thử nhé, nếu tôi có tạo ra cái gọi là Marvel-15 thì tôi cũng sẽ kéo được Black Sabbath vào. Bài gì nhỉ, Iron Man. Dễ ẹt, cái gì cũng có thể lôi Black Sabbath vào được. Trong khi đó, có bao nhiêu lần mọi người được nghe Ian Gillan hát cho Black Sabbath như trong “Trashed”? Enjoy đi.
13 “Possessed” của Venom trong đĩa cùng tên. Cáo buộc giống như “Into the Coven” của Mercyful fate. Venom hả. Cố tình đấy. Anh Cronos sau này còn chia sẻ “cáo buộc như thế chả khác nào chó chê mèo lắm lông (nguyên văn: calling the frying pan black). Tôi nghĩ mấy người này thực sự rất đồi trụy trong đầu họ”.
14 “In My House” của nhóm Mary Jane Girls trong đĩa “Only For You.” Cáo buộc: bóng gió nói tới làm tình. Không có gì thú vị, ngoài việc Mary Jane là chữ đọc chệch của Marijuana. Nhóm chỉ ra được 2 CDs và tan rã vào năm 1987.
15 “She Bop” của Cyndi Lauper trong đĩa đầu tay “She’s So Unusual” Cáo buộc: bóng gió tới khiêu dâm và tự sướng. Cyndi Lauper là Miley Cyrus khi Miley còn chưa sinh ra, mỗi tội hay hơn. Đĩa đầu tay đã gây tiếng vang rộng khắp.
***
Sau tất cả, Dee Snider cũng là một người cha với các con của anh, nhưng anh quản lý chúng theo một cách khác. Anh nghe Eminem cung bọn trẻ và chỉ cho chúng rằng những ngôn từ như vậy chỉ nên được dùng ở đâu. Anh chính là người kiểm duyệt, và thậm chí còn thửa riêng 1 tape album đầu tay của Tenacious D mà không có “Fuck Her Gently” cho đứa con gái anh mới 8 tuổi, bởi vì âm nhạc chất lượng là để nghe, và nó không nhất thiết phải mang theo những thứ không phù hợp. Con gái Dee Snider rất thích các bài khác chẳng hạn như ‘wonderboy’ mà không cần quan tâm có sự tồn tại của ‘Fuck Her gently’ trên đời (và con gái em thì rất thích I Wanna Rock của anh).
Hãy nghĩ đến âm nhạc thế giới ngày nay, đơn cử như Nicki Minaj hay Rihana, họ đã không còn cần giấu giếm hay tìm cách nói mọi thứ theo nghĩa ẩn dụ nữa. Âm nhạc thời nay có thể thoải mái hát về pussy, về dong. Phải chẳng có một lũ trẻ của thời “Filthy Fifteen” ngày xưa giờ tạo ra Nicki Minaj?
***
Để kết lại, trong một diễn biến khác thì Dee Snider vào năm 2016 đã hợp tác với Ảo thuật gia Criss Angel cho ra mắt một video clip cho một chiến dịch của quỹ HELP (Heal Every Life Possible) của anh này (Criss Angel đạo diễn cho clip). Trong video đó, Dee Snider đứng một mình trên sa mạc, trơ trọi, và hát ca khúc “mang tiếng” năm xưa theo kiểu ballad, đem theo thông điệp dành do các em nhỏ đang hàng ngày chống chọi với ung thư, rằng “we’re not gonna take it”!
Đánh giá nữa đi.
Hẹn gặp lại.
Kcid
Comments