top of page

Tản mạn (ep. 12): Vince Staples và câu chuyện Tôm, Cua, Cá

Ở đây tôi không muốn nói về trò cá cược dân gian, mà muốn mượn cái tên của ba loài động vật sống dưới nước này để bàn về những chủ đề liên quan đến nước mà rapper Vince Staples thường đưa vào trong các bài rap của anh. Kể ra thì chủ đề này cũng hợp với Vince bởi tuổi Quý Dậu (năm 1993) của anh thuộc mệnh Kim, là mệnh hợp với mệnh Thủy. Chúng không sinh ra nhau nhưng khi đặt cạnh thì lại dung hòa. Vì thế cũng là lẽ thường tình mà những bài liên quan đến nước của Vince Staples thường mang nhiều ý nghĩa vô cùng sâu xa mà chúng ta sẽ bàn tới ở đây.



Đây nhé, bản thân Vince Staples đã luôn mang trong mình một cái nhìn khác biệt về vạn vật xung quanh. Khi mà con người luôn gắn những hình ảnh mặt hồ, mặt nước, mặt biển với một cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn như thiên đàng thì Vince lại tìm thấy những khóc khuất sâu thẳm đằng sau đó. Đáng nhẽ những nơi chốn như bãi biển là nơi con người tìm đến để trốn thoát và làm mới thì Vince lại nhìn thấy sự khó khăn, cùng cực.


Nếu bạn nhìn vào Cộng Hòa Dominica hay Cuba, đó là những nơi chốn tuyệt đẹp nhưng được cư ngụ bởi những con người phải hàng ngày vật lộn với cuộc sống.” Và đó giống hệt với cách suy nghĩ của Vince Staples. “Nghịch lý xảy ra khi tại một chốn thiên đàng nơi tất cả mọi người đều muốn tới, thì đó cũng là nơi có những mảnh đời khổ đau.

Bĩa đĩa Summertime '06 và Big Fish Theory

Đó có lẽ là lý do ngay từ album đầu tay Summertime ’06 (2015) của Vince Staples, hình ành bìa đĩa là một mặt nước được rọi sáng trong một bóng tối đen ngòm, đối nghịch hẳn với cái tên mang đầy nắng vàng rực rỡ “Summertime”. Và đến album tiếp theo Big Fish Theory (2017), hình ảnh bìa đĩa của con cá vàng ở một góc nhìn quá gần để người ta không thể biết được con cá đó đang bơi trong một chiếc bể, ao hay một hồ nước. Cũng ở album này, chủ đề liên quan đến nước càng được đào sâu hơn, mà có lẽ người nghe chỉ có thể hiểu được câu chuyện Vince muốn nói cho đến khi lắng nghe và ngẫm từng lớp nghĩa được anh gửi gắm trong những vần thơ.


Chúng ta hãy thử bắt đầu bằng câu chuyện thứ nhất, …


…CÂU CHUYỆN CON TÔM


Ý tưởng về những chủ đề liên quan đến nước đã hình thành trong đầu Vince Staples trước cả khi anh bắt đầu phát hành album đầu tay. Trong album I Don’t Like Shit, I Don’t Go Outside của Earl Sweatshirt phát hành vào tháng 3 năm 2015, trước khi Summertime ‘06 ra đời, Vince có tham gia cùng với Earl trong track cuối cùng có cái tên “Wool”. Trong bài anh có rap như sau:


Bullet hit his forehead, it exit out his underarm / Ain’t nobody bigger than my hood, my n****, fuck a boss / Baby-mama killer, you offended, and I fuck her raw / Stretchy doing federal time for busting at the law / And he gon' be a neighbor of mine, you play me for a pawn / Shawty, I be swimming with sharks, your posse full of prawns / Pistols rip his body apart, now he afraid of dark alleyways / N****s better listen when the pastor say


Ở phần lời này, người nghe cảm nhận được sức mạnh và uy lực của Vince như thường thấy trong nội dung lời rap của các rapper khác. Ở đây Vince cũng đưa những lời đe dọa tới đối thủ của mình, nào thì “fuck a boss”, “baby-mama killer”, “fuck her raw”, rồi anh cũng không ngại việc phải ngồi tù (“he gon’ be a neighbor of mine”) nếu kẻ nào đó coi thường (“play me for a pawn”).


Cái hay trong phần lời này nằm ở hình ảnh ấn tượng của “viên đạn xuyên vào trán và đi ra từ nách” của kẻ bị Vince xử tội. Để bắn được như vậy, Vince hẳn phải ở tư thế đầy uy lực đứng trước kẻ đối diện đang quỳ gối cúi gằm mặt xuống. Như vậy là không đơn thuần ở mấy chuyện “khoe khoang” về độ ngầu của mình, Vince nâng nó lên một tầm cao hơn ở phần lời rất hình tượng như vậy.


Trong bài “Crabs In A Bucket” ở album Big Fish Theory, riêng cái tiêu đề “ Cua trong chiếc xô” đã mang nhiều hàm ý trong đó. Trước tiên, ta có thể ngẫm lại hình ảnh những con cua trong chiếc xô, hay chậu được bày bán ngoài chợ là những hình ảnh tội nghiệp của những sinh vật đang cố gắng leo trên thành xô thành chậu trong vô vọng để bò ra ngoài, nhằm trốn thoát khỏi kiếp nạn của chúng. dừng ở phong cách rap “khoe mẽ” đặc trưng trong nhạc Hip Hop, bởi những ý nghĩa sâu sắc còn được Vince nâng tầm hơn nữa qua câu chuyện thứ hai, …

…CÂU CHUYỆN CON CUA


Trong bài “Crabs In A Bucket” ở album Big Fish Theory, riêng cái tiêu đề “Cua trong chiếc xô” đã mang nhiều hàm ý trong đó. Trước tiên, ta có thể ngẫm lại hình ảnh những con cua trong chiếc xô, hay chậu được bày bán ngoài chợ là những hình ảnh tội nghiệp của những sinh vật đang cố gắng leo trên thành xô thành chậu trong vô vọng để bò ra ngoài, nhằm trốn thoát khỏi kiếp nạn của chúng.


Crabs in a bucket / Wanna see you at the bottom, don't you love it? / When they're hatin' so you hit 'em with the encore / Sendin' shots, but you at the top floor


Cái nhìn đầy mỉa mai của Vince “wanna see you at the bottom, don’t you love it” ám chỉ những kẻ chống lại anh phải tự chấp nhận kiếp nạn của chúng khi mặc kẹt dưới đáy của xã hội, đến độ, dù chúng có muốn tấn công Vince để leo lên, nhưng vị trí ở phía dưới luôn yếu thế so với kẻ như Vince đang đứng chễm chệ ở trên cao. Từ vị trí này, anh có thể hạ thủ bất kỳ một ai dưới đó.


Có điều câu chuyện không hề dừng ở lớp nghĩa này. Bởi nếu những con cua trong chiếc xô chỉ tượng trưng cho kẻ thù của anh thì nó cũng không khác là mấy với câu chuyện Con Tôm ngắn gọn ở trên.


Cái hàm ý ở một lớp nghĩa sâu hơn nữa từ hình ảnh “cua trong xô” còn được mô tả cái quan điểm “không ăn được thì đạp đổ” như trong thành ngữ của Việt Nam. Những con cua bò lổm ngổm để trồi lên khỏi miệng xô nhưng đều tụt về chỗ cũ, dù cho chúng có đạp lên những con khác để làm điểm tựa. Đó là vì những con cua còn lại không bao giờ chấp nhận việc để con cua nào thắng được chúng để trốn khỏi nơi giam cầm, mà chúng sẽ luôn tìm cách kéo kẻ ở trên xuống dưới để chính chúng leo được lên trên, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn khiến cho tất cả lũ cua đều phải gặp một kết cục giống nhau.


Vì thế Vince Staples cũng mượn lớp nghĩa này để mô tả về cái xã hội nhỏ của người da màu, khi sự đố kị dẫn con người ta đến việc hãm hại lẫn nhau và rồi tất cả đều bế tắc trong sự nghèo khổ.


Cái ý nghĩa này Vince đã từng nói đến trước đó trong bài “Señorita” trong album Summertime ’06:

That's somebody's son, but a war to be won / Baby, either go hunt or be hunted / We crabs in a bucket / He called me a crab, so I shot him in front of the Douglas / I cannot be fucked with, we thuggin' in public


Để mà gọi là sống được trong cái xã hội như Compton nơi Vince sinh ra hay như North Long Beach nơi anh lớn lên, thì phải luôn chà đạp lên kẻ khác để vươn lên, “either go hunt or be hunted” / “hoặc đi săn hoặc bị kẻ khác triệt hạ”. Compton hay North Long Beach chỉ như những chiếc xô mà cộng đồng sống trong đó giống như những con cua muốn thoát khỏi cùng cực, chỉ còn cách đạp đổ kẻ khác.


Và từ “Crab” ở đây còn là từ lóng chuyên dùng mang nghĩa coi thường để nói tới băng đảng Cribs, nên nếu hiểu “bucket” theo tiếng long là chiếc xe ô tô đời cũ thì có thể tưởng tượng việc Vince Staples từng giao du với hội Crips trên con xe cũ nát, nhưng nếu kẻ nào đó gọi anh bằng cái tên coi thường “crab” thì hắn chắc chắn sẽ ăn đạn.


Có lẽ phần lời của bài “Señorita” cũng tương tự như đoạn lời trong bài “Crabs In A Bucket” mà chúng ta quay lại ở đây, khi dường như những gì Vince có được bây giờ cũng mang theo những hối tiếc về quá khứ của chính mình.


If I'm feelin' funny, guaranteed gon' flash / Cock back, blast, put 'em in a bag / Prolly gon' regret it in the retrospect / Got a lot of problems I ain't let go yet


Chỉ là sâu xa thêm nữa, hình ảnh “Cua trong chiếc xô” cũng lại giống như một xã hội phân biệt sắc tộc như ở Mỹ nếu ta nhìn từ một góc nhìn rộng hơn.


Việc bỏ những con cua vào chiếc xô mà không cần đậy lại, mặc kệ cho chúng tự hại lẫn nhau khi chà đạp để trốn thoát nhưng rồi lại tụt về chỗ cũ cũng giống như hệ thống xã hội nước Mỹ ngầm dàn xếp và đối xử với những con người mang dòng máu Phi như Vince Staples.


Battle with the white man day by day / Feds takin' pictures doin' play by play / They don’t ever want to see the Black man eat / Nails in the Black man's hands and feet / Put him on a cross, so we put him on a chain / Lying to me, sayin' he don't look like me


Nếu như trong cộng đồng người da màu, bạo lực xảy ra để tồn tại, thì cuộc đối đầu sắc tộc, giữa người da màu với da trắng vẫn diễn ra hàng ngày theo những cách khác nhau. Mọi hành động của những người da màu như Vince vẫn luôn bị đám cảnh sát theo dõi (“Feds takin’ pictures doin’ play by play”) giống như việc những con cua trong chiếc xô luôn có người để ý đảm bảo bắt lại con nào may mắn leo được ra ngoài. Và để kiểm soát cộng đồng da màu, nước Mỹ đã luôn ngầm xây dựng các hệ thống nhà tù và xã hội để đảm bảo số lượng tù nhân da màu luôn chiếm tỷ lệ cao hơn và rồi sau đó, dù họ có được thả lại thì tiền án tiền sự của họ luôn là những vết nhơ không cho phép họ tìm được những công việc tử tế với mức lương để đủ sống (“They don’t ever want to see the Black man eat”), và rồi kết cục là những con người này lại bị đẩy vào đường cùng, quay lại những chuyện phi pháp và rồi trở về những nhà tù (“Nails in the Black man’s hands and feet”), tựa như chính những chiếc xô nhốt những con cua lại vậy.


Rồi, câu chuyện thứ hai là vậy, để nắm thêm những ý tứ mà Vince Staples muốn gửi gắm, chúng ta cùng chuyển qua câu chuyện thứ ba, …

… CÂU CHUYỆN CON CÁ


Chủ đề con cá được Vince Staples nhắc đến khá nhiều trong các bài rap của anh, đặc biệt là hình ảnh “cá mập”.


Trong bài “SOB” nằm trong mixtape Shyne Coldchain Vol. 1 (2011) chẳng hạn, có đoạn Vince rap:

So I'm doing dirt, let the police clean it / Standing on the edge of a tall cliff / Trying not to fall deep into the shark pit / I guess I'm God's gift to Hell in a funny way / Can't wait to see my life change once the money came


Hình ảnh đối lập giữa chuyện Vince đứng trên mỏm của bờ vực thẳm, chơi vơi khi phía dưới là cả một bể cá mập, được anh hình tượng hóa giữa những việc phi pháp có thể đẩy anh vào chỗ bị xơi bởi không chỉ cảnh sát, mà còn những tên trùm xã hội khác.


Hay như câu “I'm here to tell the world I'm from Ramona park / Diving in the deep water like I know the sharks” mà Vince rap trong bài “Outro” ở bản mixtape Stolen Youth (2013).


Hoặc câu “Been swimming with the sharks since the kiddy pool” trong bài “Progressive III” ở mixtape Shyne Coldchain Vol. 2 (2014).


Hay câu “G check, better leap if you feeling frog / You with the shit, get your feet wet with the sharks” trong bài “Birds & Bees” ở album Summertime ’06 mà Vince dùng sự tương đồng đa nghĩa về việc “ướt chân” khi nhúng vào bể “cá mập” nhưng cũng với hàm ý “đổ máu” vì đụng tới những “trùm băng đảng”.


Thế rồi Vince Staples mới nâng tầm chủ đề liên quan đến cá trong album Big Fish Theory phát hành năm 2017.


Cụm từ “Big Fish Theory” mang một ý nghĩa về chuyện trong một quần thể thủy sinh như ao, hồ, hoặc biển, người đi câu hay bắt cá sẽ không bao giờ biết được mình đã bắt được con cá to nhất tại đó hay chưa. Bởi quần thể đó tựa như một vũ trụ vô tận, khi mà với vô vàn sinh vật sống dưới nước, sẽ luôn luôn tồn tại một con cá to hơn những gì mà con người có thể biết đến. Và nếu áp dụng việc này với ngành âm nhạc, cụ thể trong dòng nhạc Hip Hop, nó cũng tương đồng như việc không ai có thể tự tin để gọi mình là rapper vĩ đại nhất, bởi sẽ luôn luôn có những tài năng ngoài kia, có thể họ chưa được biết tới, nhưng mang đầy tiềm năng để trở thành một nghệ sĩ huyền thoại sau này.


“Big Fish Theory” cũng còn có ý nghĩa về thuyết cá lớn sống trong môi trường nhỏ, giống như việc một rapper gây tiếng vang tại “chiếc ao làng” quê nhà thì có lẽ lại tốt hơn những rapper đang cố gắng bơi ra đại dương bao la để rồi chỉ thu gom những thất bại.


Nhưng khi được phỏng vấn, Vince từng nói rằng cái ý nghĩa của cái tên “Big Fish Theory” đó không phải là chuyện “cá lớn trong chiếc ao nhỏ”, hay “luôn có những con cá khác lớn hơn trong đại dương”; mà đó là ý nghĩa liên quan mang tính cá nhân tới cuộc đời và xã hội xung quanh anh.


Quay lại cái ý mà tôi có nói tới ở đầu bài về chia sẻ của Vince trong lối tư duy suy nghĩ khác biệt của mình, đó là “Nghịch lý xảy ra khi tại một chốn thiên đàng nơi tất cả mọi người đều muốn tới, thì đó cũng là nơi có những mảnh đời khổ đau.” Như vậy là cái “Thuyết cá lớn” mà Vince muốn nói tới đây hẳn ở một tầm cao hơn nữa, và có lẽ là những góc tối ẩn khuất mà anh phải chứng kiến trong cuộc đời.



Để hiểu rõ ý của Vince, bài “Big Fish” trong album này sẽ mang những ý nghĩa gần nhất. Trong verse 1, có đoạn Vince rap:

Another story of a young Black man / Tryna make it up out that jam, Goddamn / Bag back, let me make my bands, got plans / If you hatin', don't shake my hand / Take it easy, homie / Reminiscin' sitting in that Benz / Of the 22 bus stop way back when / With the .22, 5 shot eyes on scan / For the click, clack, clap / Or the boop, bop, bam, cuz


Ở thời điểm này, Vince cũng đã có được những thành công nhất định. Thế nên khi anh kể về chuyện “cậu thanh niên da màu trẻ tuổi” “cố vùng thoát ra khỏi cái ao làng”, nó tựa như hình ảnh con cá phát triển ngày một lớn, vượt xa so với môi trường sống bó buộc và chật hẹp của mình. Để rồi giờ đây, Vince – cậu thanh niên ngày nào nay đã thoát khỏi sự cùng cực nghèo khó, nhớ về quá khứ của một tuổi thơ dữ dội (“Reminiscin’ sitting in that Benz / Of the 22 bus stop way back when”). Khu phố nơi lớn lên của Vince tựa như chiếc bể cá / chiếc ao làng mà giống như phép ẩn dụ nói trên ở câu chuyện Con Cua, những con người sống trong đó cũng phải luôn đấu tranh để tồn tại. Chuyện cá lớn nuốt cá bé cũng là vậy. Nếu không thoát khỏi môi trường đó thì rồi một ngày cuộc đời của Vince cũng gặp kết cục như những người bạn, người quen của anh, khi phải ngã xuống dưới tay của những băng nhóm.


Như phân tích trên trang Genius có nói, đoạn lời trên được Vince viết rất tinh tế khi anh dùng lối lặp phụ âm “click, clack clap” và “boop, bop, bam” để ám chỉ về hai băng nhóm đối đầu, Crips và Bloods. Băng nhóm Crips được biết đến với những ngôn ngữ lóng riêng mà chúng thay đổi phụ âm của một số từ bằng chữ cái “C”, và cũng như vậy băng nhóm Bloods thay bằng chữ cái “B”.


Quá khứ đó nay đã bị bỏ lại phía sau, khi Vince giống như con cá lớn đủ sức mạnh để thoát ra đại dương. Có điều giống như chuyện cá lớn nuốt cá bé, cái xã hội rộng lớn bên ngoài ranh giới quê nhà cũng giống như đại dương, chúng vẫn luôn mang những mối nguy hiểm rình rập khác.


Ở verse 2, Vince rap:

Swimming upstream while I'm tryna keep my bread from the sharks / Make me wanna put the hammer to my head


Một lần nữa, kỹ thuật viết lời ẩn dụ đa nghĩa vô cùng sâu sắc là một tài năng đáng nể của Vince Staples. Hình ảnh “bơi ngược dòng” (“swimming upstream”) trong khi vẫn phải giữ tiền và của cải khỏi bọn cá mập (“tryna keep my bread from the sharks”) được đưa vào rất khéo léo. Giờ đây, Vince đã có chút tiếng vang và xã hội xung quanh anh không còn là chiếc ao làng nữa, mà là một đại dương đầy rẫy những đàn cá mập – tượng trưng cho những kẻ làm trong hãng đĩa, ngành âm nhạc, hay bất kỳ công việc nào, khi chúng chỉ chăm chăm tranh cướp miếng ăn từ những tài năng như Vince. Việc anh “bơi ngược dòng” / “swimming upstream” cũng giống như việc anh làm nhạc theo phong cách của riêng mình, không theo “mainstream” cũng lại khớp với ý anh muốn nói đến chuyện Vince phải luôn thận trọng trong việc đảm bảo thu nhập giữ lại được cho chính mình, cũng như những chất xám – phong cách viết lời, làm nhạc không bị những kẻ khác copy và bắt chước.


Chỉ vậy thôi, những áp lực mà “con cá” ngày nào nay phải đối mặt với hiểm nguy lớn hơn nơi đại dương cũng đủ khiến anh rơi vào những trạng thái căng thẳng, đến mức muốn dí súng / phang búa vào đầu (“make me wanna put the hammer to my head”). Ở đây cách chơi chữ của Vince cũng rất thông minh khi chính chữ “hammer-head” cũng chỉ một loài cá mập thuộc họ cá nhám búa – là hình ảnh ẩn dụ cho những căng thẳng và áp lực mà anh gặp phải.


Ngoài ra, trên cả những hàm ý nói trên về một “Big Fish Theory”, nếu ta áp dụng cái “nghịch lý” mà Vince Staples luôn sử dụng để đánh giá nhìn nhận về xã hội và cuộc sống, thì nó còn có thể hiểu như cái bể cá, mà các con cá trong đó chỉ biết chầu chực đợi được cho ăn. Rồi mỗi khi thức ăn được thả xuống, dù ngon hay chán, chúng cũng đều bâu sâu vào giành giật. Con nào khỏe hoặc lanh lẹ thì ăn được nhiều, còn những con yếu ớt chỉ biết nằm chờ ở dưới để rỉa những đầu thừa đuôi thẹo chìm xuống đáy, nếu có. Và đó cũng tựa như cái ao làng của khu xóm nơi cộng đồng người da màu mà Vince Staples đã lớn lên. Để kiểm soát họ, những chính sách quản lý và phát triển kinh tế xã hội luôn canh chừng những gì được phép “rót” vào đây. Thậm chí, giống như kẻ nuôi đàn cá trong cái bể, họ không muốn con nào phát triển quá lớn để rồi “phá vỡ” môi trường sống tựu chung trong chiếc bể cá chật hẹp này.


Đây chính là lý do mà đoạn lời sau đó của Vince Staples trong bài “Big Fish” muốn nói về những kẻ không muốn những người da màu như anh có thể làm giàu và đổi đời:

At the park politickin' with the kids / Tryna get 'em on a straight path, got the lames mad / Know they hate to see me make cash, got the space dash


***


Vậy đó, nội dung trong các bài rap của Vince Staples hầu như mang đậm tính triết lý và hàm ý sâu xa về những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Thì vẫn là những chuyện chúng ta cũng có thể đã biết, cũng có thể đã nghe từ những bài rap của các rapper khác. Nhưng cách diễn đạt và ẩn dụ qua những hình ảnh Con Tôm, Con Cua và Con Cá thực sự quá đỗi sáng tạo và cũng thật thâm thúy của Vince Staples.


Respect!


Hẹn gặp lại!


Kunt

205 views

Recent Posts

See All
bottom of page